Tin Tức

Tư duy cổ tích không thể làm nên sự giàu có

13/10/2017

Sự thẳng thắn của doanh nhân Trần Quang Khai – Chủ tịch công ty CP Khaison Hill trong lần chia sẻ này rất đáng để chúng ta cùng suy nghĩ về một trong những vấn đề nhạy cảm của xã hội: Giàu – Nghèo


 Hồ vinh trang - PV Tạp chi Regal thượng lưu​
Với một doanh nhân, tiền bạc có ý nghĩa như thế nào?
 
Theo tôi, tiền là một phương tiện hiện hữu để ghi nhận thành công. Bạn bước vào kinh doanh, bạn đã nỗ lực lao động, sáng tạo và tiền làm một trong các phương tiện ghi nhận thành công ấy, một kiểu tưởng thưởng dành cho bạn. Rất nhiều người nói với tôi rằng, họ chỉ cần có tiền bằng 1/10 số tiền mà tôi có, họ đã có thể an phận hưởng thụ. Với tôi, được kinh doanh, được làm ra tiền mới thực sự là hạnh phúc.
 
Vậy ông quan niệm thế nào về cái nghèo?
Không phải ai sinh ra cũng đã có đủ điều kiện hay giàu có. Vậy nên nghèo không phải là điều gì xấu cả. Nhưng, nếu chấp nhận cái nghèo nó đi theo mãi trong cuộc đời, thì đó là tội lỗi! Có tội với chính mình vì không thể xây đắp ước mơ của mình cho dù là nhỏ nhoi. Có tội với gia đình vì sẽ không thể phụng dưỡng cha mẹ, lo cho vợ con một cuộc sống đầy đủ. Có tội với đất nước vì không đóng góp được gì trong sự phát triển đất nước.
 
 
Theo ông, thì làm thế nào để người ta có thể chạm tới sự giàu có?
 
Tôi đã làm việc từ suốt năm 1994 đến nay, 30 năm qua, lúc nào cũng như một cái máy cái khổng lồ, chạy hết công suất. Và làm rất nhiều việc. Bạn sẽ hỏi tôi, lấy đâu ra quỹ thời gian để mà làm hết từng đó việc. Nhưng cuộc sống luôn là nghệ thuật sắp đặt. Nếu âm nhạc là sự xếp đặt của nốt nhạc, văn thơ là sự xếp đặt của các con chữ thì cuộc sống là sự xếp đặt của thời gian. Thời gian ở đây được hiểu là anh ta làm nhiều việc trong cùng lúc.Tôi kinh doanh, tôi có một đại gia đình với 6 đứa con, tôi luyện thể thao, tôi đọc sách, viết thơ, viết luận án, tôi phụng dưỡng bố mẹ… nếu chỉ ngồi đó và nghĩ rằng “mình sẽ làm thế này, mình sẽ làm thế kia…” thì chẳng bao giờ có thời gian để mà làm việc cả.
    
 
Ai cũng muốn giàu, đó là điều dễ hiểu, nhưng rõ ràng người ta còn khá nhiều định kiến với người giàu. Ví dụ, khi ông bước xuống từ một chiếc Rolls-Rocye, rất có thể sẽ phải chịu thêm một áp lực từ những ánh mắt soi mói và phỏng đoán về phía ông?
 
Đó là một vấn đề bế tắc không chỉ chúng ta, mà nhìn chung của người phương Đông. Nếu từ thế kỉ 15 người đàn ông châu Âu khi bước xuống xe ngựa đã biết đỡ tay nâng niu người phụ nữ thì chúng ta vẫn còn trong tình trạng “trọng nam khinh nữ”. Tác phẩm văn học của họ đều viết về giới quý tộc, đều tôn vinh cái giàu để gợi lên những giấc mơ làm giàu. Chúng ta cũng vậy thôi, nhưng tư duy cổ tích của chúng ta quá đậm đặc. Một anh chàng nghèo trồng được một cái cây thần kì, cây ra quả lớn, trong quả đầy vàng bạc, của cải. Anh ta chia nó cho mọi người, tiếng lành đồn xa, vua nghe thấy vậy bèn gả công chúa và truyền ngôi cho anh, từ đó anh sống sung sướng đến hết đời. Cái giàu, đâu có dễ đạt được như thế.
 
Ai cũng mong giàu, ai cũng ngưỡng mộ, cũng muốn đạt được nhưng không biết làm cách nào đạt được và vì thế các tư duy cổ tích lại tiếp tục lên án cái giàu đó.
 

Đằng sau sự giàu có, thành công, ắt hẳn là rất nhiều tâm huyết?
 
Đúng vậy, xã hội càng phát triển, cơ hội tiếp cận với các cách thức làm giàu càng nhiều lên. Chúng ta phải nhìn nhận thấy sự tích cực của những phương thức ấy, những đóng góp ấy. Chẳng hạn, thay vì lên án, hãy thẳng thắn thừa nhân rằng mỗi một giờ lao động của người nông dân nếu tự canh tác sẽ ở khoảng 100, nhưng người nông dân ấy được đặt đúng vị trí của anh ta trong hệ thống với phương thức quản lý, tổ chức khoa học, mỗi giờ công của anh ta có thể đáng giá gấp 3 – 4 lần. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào sự chênh lệch trong thu nhập mà không nhìn thấy những nỗ lực phía đằng sau đó, chúng ta sẽ không bao giờ có được cái nhìn khách quan trong đời sống.
 
Người ta thường chép miệng rằng, rồi đến lúc 3000 tỷ hay 5000 tỷ rồi cũng giống nhau. Tại sao anh phải làm nhiều đến như thế? 
 
Tôi làm không phải để kiếm tiền đơn thuần. Làm vì muốn con cái nhìn mà làm theo, làm vì muốn để lại thứ gì đó cho sau này, làm vì muốn để lại dấu ấn của mình cho một vùng đất, làm giàu vì niềm kiêu hãnh. Là nhu cầu tất nhiên của con người. Maslow đã chỉ ra rất rõ trong tháp nhu cầu (Maslow's hierarchy of needs) rằng, nhu cầu mãnh liệt nhất của con người là được thể hiện bản thân và được công nhận là thành công.

 
Vậy nếu gặp những  định kiến về sự giàu có, ông phản ứng thế nào?
 
Tôi biết, vấn đề đó đang tồn tại. Bản thân tôi cũng sống và lớn lên trong một vỏ bọc chắc chắn của những suy nghĩ nề nếp theo kiểu:” Gia đình đùm bọc yêu thương tức là người giàu phải chia tiền nuôi người nghèo thì mới công bằng”. Nhưng thực tế đâu phải vậy, yêu thương chính là chỉ dạy cho nhau làm ăn, nước nổi thì tự thuyền sẽ nổi.
 
Tôi đã đau đáu nhiều về những điều ấy, từng tranh luận, từng cảm thấy lạc nhịp nhưng rồi tôi đọc được một câu châm ngôn: “Cái cây càng lên cao, càng vượt xa đồng loại”. Đời doanh nhân có khi nào mà không sóng gió, những định kiến chỉ là một phần tạo nên sóng gió ấy mà thôi. Trong một bài thơ tặng mình, tôi viết:
 
Cuộc đời ta sao lắm đổi thay
Dưới thì bức bối, lên cao thì giông tố
Nhưng ta vẫn chọn cho mình con đường doanh nhân
Vinh quang và đầy gian khổ
Để mong cho nước thịnh và dân giàu
Còn ta, chẳng biết cháy được bao lâu
Nhưng vẫn cháy như chưa bao giờ được cháy
 
Đầy thị phi, cô đơn nhưng vẫn cháy. Đấy là quan niệm sống của tôi. Tôi muốn mình sống có ích tới từng giây, thay vì giữ mình trong lớp vỏ thủ cựu ấy.
 
Dường như sự kiên định ấy cũng thể hiện rất rõ trong các dự án bất động sản của ông? Chẳng hạn, Khaison Hill có một phong cách rất hiện đại, trong khi trào lưu của các khu biệt thự là phong cách cổ diển?
 
Đúng là có những ý kiến như vậy. Một số người nói với tôi rằng: Phần mái nhà của một biệt thự phải rủ xuống chứ không thể mang phong cách hiện đại như tại Khaison Hill. Đây cũng là ý kiến mà bạn vừa nhắc đến.
 
Với không chỉ riêng tôi, mà toàn bộ nhân loại, các kiến trúc cổ điển và tân cổ điển của châu Âu là tuyệt đẹp. Nhưng đó đã là vẻ đẹp một thời hoàng kim, khi thế giới ở vào thế kỉ 17 và bây giờ càng đẹp hơn bởi sự phủ bóng của thời gian. Chúng ta cảm phục vì ở một thời đại cách chúng ta vài trăm năm, người ta đã sáng tạo được những điều đó. Nhưng bây giờ đã là thời đại cách mạng công nghệ 4.0, là thế kỉ 21, nếu còn tiếp tục chạy theo những điều đó, tôi e là đã bỏ lỡ quá nhiều những cơ hội để tôn vinh thẩm mỹ đương đại. Nhân loại đã đi một quãng đường rất xa để có được các thành tựu ngày hôm nay, nếu chúng ta đi ngược lại chính là đã tự loại mình ra khỏi dòng chảy đời sống.
 
Các khách hàng của tôi rất thông minh và là những người hiểu biết để có lựa chọn xứng đáng với những gì họ có. Chúng tôi không đơn thuần bán một không gian sống, chúng tôi giúp họ khẳng định phong cách.
 
Mt ngày của ông bđầu t my giờ?
 
Tôi dậy từ 5h. tập luyện khoảng 1 tiếng, ăn sáng và bắt đầu công việc. Nếu buổi chiều còn thời gian, tôi sẽ tập luyên thêm 1 tiếng nữa. Các tỉ phú trên thế giới đều rất ít người có thói quen dậy muộn và họ cũng là những người cuồng thể thao. Có vẻ như, họ đều là những người biết tận dụng tối đa quỹ thời gian trong một ngày, đến từng phút một.

    
Ông có thường tự lái xe không? 
 
Có chứ, nếu bận rộn trong tuần thì tôi để lái xe đưa mình đi. Nhưng rảnh ra, nhất là vào cuối tuần, tôi thích tự lái hơn
 
Ông thích chiếc nào nhất trong những chiếc xe đã từng sở hữu?
 
Nếu không nói về giá trị tiền bạc, mà chỉ xét về thẩm mỹ và công năng thì Rolls-Royce quả là đỉnh cao. Từ chỗ ngồi, tay lái cho tới tiện ích đều tuyệt đối hợp lý. Có điều không hẳn là đổ lỗi cho hoàn cảnh đâu, nhưng điều kiện đường xá ở Việt Nam còn nhiều bất cập, ngồi trong xe thi thoảng lại giật thót mình thì quả thực là thiệt thòi cho cảm giác lái.
 
Ông dùng Rolls-Royce vào những thời điểm nào?
Tôi thích tự lái vào cuối tuần, đưa vợ con đi chơi, đưa cháu đi sinh nhật, nhìn chung là các hoạt động gia đình thôi, để mọi người cùng tận hưởng chiếc xe. Rolls-Royce giống như lễ phục vậy, không phải là bộ đồ diện hàng ngày được.
 
Cho dù thế nào, đây cũng là một trong những chiếc xe có giá trị rất cao. Và vì thế mà khi bước xuống từ chiếc Rolls-Royce, chủ nhân của chiếc xe thường phải chịu thêm một áp lực trước các định kiến giàu nghèo. Ông có lời khuyên gì cho chúng tôi để gỡ bỏ những định kiến này không?
 
Tôi nghĩ là đừng bao giờ gỡ bỏ, vì việc đó thực sự không cần thiết. Không thể bình dân hóa đẳng cấp của một thương hiệu chỉ để vừa lòng đám đông được, như vậy là sai về cấu trúc xã hội. Nếu cấu trúc xã hội đã là hình tháp, thì nhiệm vụ của chúng ta là tìm cách phát triển lên, để phần đỉnh tháp ngày càng mạnh lên, nhiều lên. Phần trung lưu tăng lên mạnh mẽ cũng là một trong các dấu hiệu của phát triển xã hội.
 
Cám ơn ông vì cuộc trò chuyện này!

Bài viêt đăng trên tạp chí Regal thượng lưu - tập 26.

Các tin bài khác